Guest Post Là Gì? Có nên trao đổi guest post hay không?

Guest Post là gì ?

Guest Post là một chiến lược trong SEO, nó mô tả việc đóng góp một bài viết lên một website khác nhằm mục đích tạo dựng sự liên quan với nội dung trên website đó cũng như xây dựng uy tín và liên kết mới cho website của mình.

Hiện nay, Google vẫn xem việc xây dựng liên kết chất lượng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO cho nên chiến lược đặt Guest Post được đánh giá là có mức độ an toàn và thành công rất cao.

Khi đặt Guest Post lên một website khác có chủ đề liên quan đến website cũng mình thì bạn sẽ có được 2 lợi ích lớn nhất đó là có được nguồn lưu lượng truy cập từ website đó và sẽ làm tăng các chỉ số uy tín cho website của bạn.

Hơn nữa việc đặt Guest Post này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần viết một bài viết chất lượng có chủ đề tương tự với website đó và đặt backlink về website của mình một cách thông minh nữa là xong.

Một kinh nghiệm nhỏ mà mình muốn chia sẻ trong phần mở đầu này là bạn nên chọn những website về tin tức, review, blog để đặt Guest Post vì những dạng website này luôn có lượng truy cập mới, nếu bạn có một bài viết chất lượng thì khả năng được chia sẻ lên các mạng xã hội là rất cao.

Lựa Chọn Website Đặt Guest Post Để Đạt Hiệu Quả Cao Nhất?

Sự Liên Quan Của Nội Dung Website

Điều kiện tiên quyết khi bạn lựa chọn mua Guest Post từ 1 website là chủ đề của website đó đang cung cấp là gì. Bởi vì Google hiện đang đánh giá cao những liên kết có nội dung liên quan đến nhau vì nó chứng minh được, website của bạn là một thực thể có nhiều mối quan hệ sức cũng như sự ảnh hưởng trong ngành. Việc sự chọn chủ đề liên quan nó có vấn đề như sau:

Nếu website của bạn là nich market: ví dụ tôi có website kinh doanh bánh tráng Tây Ninh thì hiệu quả nhất là mua Guest Post từ các website kinh doanh bánh tráng khác, nhưng trong ngành này làm gì có đối thủ nào muốn cho bạn đặt backlink trên website của họ (trừ khi nội dung của bạn quá chất lượng và được đối thủ sao chép về).

Cho nên, trong trường hợp này bạn cần mở rộng chủ đề của mình lên theo nhiều cấp để dễ dàng tìm kiếm website. Trong trường hợp website của tôi về bánh tráng thì tôi sẽ mở rộng ngành ra theo cấp 1 là chủ đề đặc sản vùng miền, cấp 2 là chủ đề ăn vặt, cấp 3 là chủ đề ẩm thực, cấp 4 là chủ đề phụ nữ. Tôi không tin là đến cấp độ 3 mà bạn vẫn chưa tìm được website hợp với chủ đề của mình.

Các Chỉ Số Đánh Giá Website

Yếu tố thứ 2 mà bạn cần phải tìm hiểu là những chỉ số thể hiện sức mạnh của website như DA – PA (Ahrefs), TF – CF (Majectics), lịch sử lưu lượng truy cập, khả năng tăng trưởng… để có thể đánh giá được tổng quát website này. Việc này tôi nghĩ bạn chỉ cần dùng công cụ Ahrefs là có thể đánh giá được.

Trải Nghiệm Người Dùng

Yếu tố cuối cùng bạn cần quan tâm là liệu website đó có mang lại giá trị cho người dùng hay không? Bởi vì sẽ có những website được mua lại và dựng lại nội dung sơ sài cho có traffic để bán Guest Post hoặc bán quảng cáo. Điều này sẽ làm cho website đó có trải nghiệm người dùng thấp dẫn đến tỷ lệ thoát cao cho nên việc bạn mua Guest Post từ những website này sẽ không thể bền vững được.

Và một số lưu ý nhỏ nữa dành tặng thêm cho bạn như sau:

  • Backlink trỏ về phải là Dofollow
  • Website có được bảo mật tốt hay không (https)
  • Nguồn Ref Domain của website đó tự nhiên hay spam
  • Lịch sử website đó có đồng nhất hay không (kiểm tra Wayback Machine)

Bao Nhiêu Guest Post Là Đủ?

Chắc hẳn đây là thắc mắc chung của mọi người khi đang làm SEO, trong bài viết này mình sẽ đề xuất cho các bạn một số gợi ý để các bạn tham khảo.

Đối với website mới xây dựng và chưa có nhiều Ref Domain:

  • Bạn nên tập trung tìm kiếm những website có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực của bạn để Google đánh giá bạn là người có chuyên môn, theo đề xuất của mình thì bạn nên mua 5 – 10 Guest Post và trải đều thời gian cách nhau từ 1 – 2 tuần/bài.
  • Song song đó bạn nên làm tăng độ Trust cho website bằng các làm Social Entity, Google Maps, SEO hình ảnh…

Lưu ý: Tránh đi đặt backlink bừa bãi, hãy giữ nguồn Ref Domain trong sạch giống như giữ trinh tiết cho bạn gái của mình, chỉ đặt backlink lên website có chủ đề liên quan.
Đối với website đã có tuổi đời từ 1-3 năm và có nhiều Ref Domain không chất lượng hoặc không liên quan:

  • Nếu website của bạn đang có nhiều từ khóa trong TOP 20 thì bạn chỉ cần tìm 5-10 website có chỉ số sức mạnh cao và bài Guest Post đó phải có traffic.
  • Nếu website của bạn chưa có nhiều từ khóa trong TOP 20 thì chắc website của bạn đã từng là một chiến binh Spam và ắt hẳn đang bị dính thuật toán nào đó của Google, trong trường hợp này bạn buộc phải audit lại website cũng như gỡ bỏ những backlink không chất lượng trước.

Giải pháp chung cho 2 trường hợp:

  • Cần làm tăng độ trust cho website, website càng có nhiều backlink xấu thì càng cần phải đầu tư vào Social Entity hoặc link báo.
  • Mua Guest Post từ những website có sức mạnh cao, số lượng bài tùy vào tình hình website của bạn
Vậy kết luận lại, mua bao nhiêu Guest Post là đủ cho website còn tùy thuộc vào tình hình website hiện tại của bạn, nhưng cần phải lưu ý những điều sau:
  • Mật độ đăng Guest Post nên trải đều ra để tạo sự tự nhiên trong mắt Google.
  • Liên tục cập nhật, theo dõi tình hình phát triển của website.
  • Cần thời gian từ 1 tuần trở lên để bài Guest Post có hiệu lực cho nên nếu thấy từ khóa của mình có tăng trưởng thì tiếp tục đầu tư, nếu không có tiến triển gì thì bạn nên audit lại website.

Guest Post chỉ là 1 phần trong chiến lược SEO cho nên nếu bạn đầu tư vào Guest Post mà vẫn chưa thấy hiệu quả thì đừng nên đánh giá website người bán vội, hãy audit lại website để tìm ra vấn đề hoặc có thể học hỏi thêm kiến thức về SEO.

Bí Kíp Viết Bài Guest Post Đạt Hiệu Quả Cao

Một khi bạn đã quyết định đầu tư mua Guest Post rồi thì việc chăm chút cho bài viết sao vừa thật hấp dẫn vừa mang về traffic cũng như độ uy tín cho website, bài viết này mình sẽ chia sẻ 1 số cách để tối ưu bài viết khi đặt Guest Post.

Unique 100%

Bạn không nên xem thường nội dung của Guest Post, so với việc lấy backlink có cũng quan trọng không kém bởi vì nếu bạn sao chép nội dung để đặt Guest Post thì bạn sẽ mất những cái sau:

  • Khả năng Google không đánh giá cao chất lượng bài viết đó là rất cao và cơ hội nó lên TOP để mang về traffic cho website của bạn là điều khó khăn.
  • Website đặt Guest Post có thể bị dính bản quyền DMCA từ đó ảnh hưởng đến uy tín toàn site

Nhắc tới thương hiệu

Trong bài viết bạn bắt buộc phải nhắc tới tên thương hiệu, sản phẩm hoặc công ty của mình, cái tên mà bạn đang PR cho nó, ví dụ trong trường hợp của mình là “Cơ sở bánh tráng muối Như Bình”.

Điều này sẽ làm lan tỏa thương hiệu của bạn trên internet giúp tăng độ uy tín cho website của bạn, đây cũng là 1 cách để xác nhận thực thể Entity trong mắt Google.

Đặt anchor text hợp lý

Thông thường khi đặt Guest Post thì người bán chỉ cho phép đặt từ 2 – 3 link trong bài viết, vậy bạn nên chia mật độ anchor text như sau:

  • Nếu được đặt 2 link thì 1 textlink về trang sản phẩm và 1 link trần về trang chủ
  • Nếu được đặt 3 link thì 1 textlink về trang sản phẩm, 1 link trần về trang chủ và 1 link về trang bất kỳ bạn muốn nhưng anchor text là những từ kêu gọi hành động như Tại Đây, Click Ngay, Mua Ngay…

Độ dài tối thiểu 1000 chữ

Google không xác nhận bài viết dài thì chất lượng nhưng Google mặc định rằng bài viết ngắn thì có thể sẽ bị kém chất lượng vì nó có thể chưa cung cấp đủ nội dung cho người đọc.

Cho nên con số an toàn mà anh em SEO rút ra được là bài viết nên có khoảng 1000 chữ trở lên và càng đa dạng multimedia càng tốt (hình ảnh, video, audio…)

Nói về 1 chủ đề cụ thể liên quan tới sản phẩm

Bài viết nên nhắm tới việc phân tích, tổng hợp hoặc giải quyết 1 vấn đề nào đó có liên quan tới sản phẩm của mình, điều này sẽ làm tăng tỷ lệ click chuột vào bài viết.

Nếu bài viết càng sáng tạo, độc đáo ít ai viết thì khả năng được Google đánh giá cao sẽ rất dễ dàng, cho nên hãy đầu tư chất xám vào nó.

Quảng cáo sản phẩm tinh tế

Mỗi ngày, chúng ta phải tiếp thu rất nhiều quảng cáo một cách bị động rồi, cho nên việc người đọc bấm vào xem bài viết của bạn để xem bạn quảng cáo nữa thì đảm bảo tỷ lệ thoát trang sẽ cao.

Cho nên hãy chèn nó vào một cách tinh tế và tự nhiên nhất để người dùng không thấy phản cảm hoặc không hài lòng để dẫn đến thoát trang.

Chia sẻ từ tác giả Bằng Bobber

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.